Miền Tây Nam Bộ đang ở đỉnh cao của mùa khô, thiếu nước ngọt và bị nước mặn xâm nhập mạnh.
Xin chia sẻ lại nội dung post vào năm 2020 của bạn Le Anh Tuan (không tag được FB của tác giả) về thiết bị chưng cất nước mặn thành nước ngọt ở quy mô gia đình từ 3-4 người, rẻ tiền, không dùng điện hay than củi, dễ quản lý và vận hành.
Thiết bị lọc nước mặn tự chế ai cũng làm được
Kiểu chưng cất nước mặn (hình vẽ) dùng ánh sáng mặt trời tự nhiên tạo ra hiệu ứng nhà kính khiến không khí nóng lên trong lồng kính, nước mặn bốc hơi, để lại muối và và các tạp chất hoà tan. Hơi nước ngưng tụ trên thành kính và gom lại đưa ra ngoài. Với các thiết bị này, khi đặt giữa trời vào mùa khô, từ tháng 2 - tháng 4, mỗi ngày có thể chưng cất được cỡ 8 - 10 lít nước hoàn toàn sạch. Kiểu này đã thử nghiệm ở Huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng năm 2011. Cạnh mỗi bề hộp hình vuông là 1,5 m, kính đặt nghiêng hình bánh ú. Mái nghiêng của kính từ 30 - 45 độ. Đáy bằng bê-tông hay kim loại. Giá thiết bị khoảng 6,6 triệu đồng.
Lưu ý: không có thiết bị nào là tối hảo, như vừa ra nhiều sản phẩm nhất, vừa rẻ nhất, vừa đơn giản nhất và bền chắc nhất. Được trong thời điểm này nhưng có thể không đạt ở thời điểm khác.
-----------------------------
Riêng mình có nhận xét thêm là nếu xây bồn xi măng hoặc làm bồn di động bằng kim loại thì nên cách mặt đất 30-50cmthì khi trời mát hoặc ban đêm bà con ta còn có thể tận dụng củi khô, cành cây khô, tàu dừa khô, rơm rạ... để đốt tạo hơi nước ngưng tụ lên tục lên mặt kính thì hiệu suất sẽ cao hơn, lượng nước ngọt sinh hoạt thu được hàng ngày sẽ càng nhiều.
Rất mong mọi người cùng chia sẻ lại post hoặc chụp lại ảnh và nội dung post rồi chia sẻ lại cho những ai cần để biết và áp dụng, nhất là những ai có người thân ở miền Tây.